4 Điều Cần Làm Trong Ngày Đầu Tiên Đi Làm Mà Hiếm Ai Biết

|

Nếu bạn tới với bài viết này thì có lẽ bạn đã nhận được offer và đang chuẩn bị cho ngày đi làm của mình sau hàng loạt cuộc phỏng vấn.

Bạn đang muốn biết về cách tạo ấn tượng đầu tiên thật mạnh mẽ và thân thiện đúng không? Tưởng tượng thì cũng không khó lắm nhưng thực ra cần cẩn thận một chút nha!

Ngày đầu tiên lúc nào cũng thế, sẽ luôn có cảm giác không sẵn sàng kết hợp với khá nhiều sự hứng khởi và mong muốn học hỏi. Cảm giác này sẽ không bao giờ thay đổi cho dù bạn đã trải qua bao nhiêu ngày đầu tiên đi chăng nữa.

Tụi mình ở NodeFlair quá quen với những suy nghĩ đó và đã học được rất nhiều điều khi có cơ hội đi suốt quá trình từ khi các bạn developers nhận được offer cho tới khi các bạn ấy bắt đầu làm quen với công việc/môi trường mới.

Dưới đây là một số bí kíp mà chúng mình thấy hữu ích nhất đối với thời gian đầu khi bạn nhận một công việc mới, đặc biệt hữu ích cho những bạn làm ngành Công Nghệ Thông Tin.

Mẹo #1: Làm Quen Với Codebase

Không có cách nào tốt hơn việc tạo ấn tượng bằng cách chủ động tìm hiểu về code của công ty mà bạn sắp làm việc.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc các tài liệu liên quan đến phần mềm. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu biết về cách hệ thống hoạt động và tại sao nó được xây dựng.

Nếu phần mềm phức tạp, đừng lúng túng quá. Hãy bắt đầu bằng cách tập trung vào các phần nhỏ cụ thể của code - giống như việc đọc các chương sách. Sau đó, bạn có thể dành thời gian để tìm hiểu cách chúng liên kết với nhau, có thể bằng cách sử dụng flow chart và biểu đồ Venn.

Một số câu hỏi hướng dẫn bạn có thể tự hỏi bao gồm:

  • Các quy ước nào đã được chọn ở đây?
  • Code đã được chia thành các phần như thế nào và team đã đưa ra những lựa chọn nào?

Bằng cách làm quen với codebase của công ty, bạn không chỉ thể hiện thái độ xuất sắc, mà còn giúp chính bản thân. Khi quản lý của bạn giải thích hệ thống cho bạn, bạn đã nắm sẵn được những ý tổng quát. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng duy trì và theo sát hướng dẫn của họ hơn.

Mẹo #2: Làm Quen Với Đồng Nghiệp

Mối quan hệ công sở! Dù bạn không muốn đi chăng nữa thì đôi lúc bạn vẫn cần họ. Sẽ rất khó để bạn đạt được mục tiêu một mình hoặc không cần tới sự giúp đỡ.

Tụi mình hiểu cảm giác sẽ thật khó chịu khi bạn là “người mới” trong khi mọi người ở đó đều đã quen nhau và có mối quan hệ tốt.

Nhưng đừng xem đó như một việc tồi tệ, thực tế, hãy biến nó thành lợi ích cho bạn. Ngày đầu tiên của bạn là thời điểm tuyệt vời để bạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp đã ở đó lâu hơn. Họ sẽ biết cách công ty hoạt động và có thể dạy bạn một hoặc hai mẹo để nhanh chóng hòa nhập.

Một số đồng nghiệp có thể trở thành những người bạn lâu dài, nếu bạn chủ động làm quen và nói chuyện với họ.

Một số đồng nghiệp có thể trở thành bạn bè thân thiết cả đời, nếu bạn nỗ lực để làm quen và hợp với họ.

Hãy nhớ, mỗi văn phòng đều sẽ có rất nhiều người giỏi, tốt bụng và giàu kinh nghiệm sẵn lòng giúp đỡ bạn để bạn hoà nhập nhanh chóng.

Vì vậy, đừng ngại gì hết! Cố gắng chuẩn bị tinh thần, tự tin lên và bắt đầu đi làm quen với mọi người. Không ai làm gì bạn đâu! Hãy bắt đầu xây dựng mối quan hệ mới với đồng nghiệp của bạn, chắc chắn là có nhiều điều có ích cho bạn hơn là việc giữ khoảng cách.

Mẹo: Khó để có một cuộc trò chuyện đúng nghĩa khi bạn chỉ đi qua bàn người khác và đứng đó nói chuyện. Bạn có thể mời họ đi uống cà phê hoặc thậm chí có thể đi ăn uống sau giờ làm việc. Các bạn dân Tech thường có thể hơi ngại ngùng nhưng lại rất đam mê với những gì họ làm và thường muốn chia sẻ về những điều họ đã học. Dành thời gian ngoài giờ làm việc có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa của công ty, sản phẩm, và cũng giúp bạn có thêm một hoặc hai người bạn!

Mẹo #3: Hãy Thật Thà - Đừng Cố Thể Hiện Quá Mức

Thường trong ngành Tech, hoặc bao gồm những ngành khác, đều sẽ không thích việc giả bộ và tỏ ra là mình biết tuốt trong khi sự thật không phải vậy.

Tụi mình hiểu lẽ thường tình mọi người hay muốn gây ấn tượng, hoặc muốn tỏ ra hiểu biết như là mình biết tất cả mọi thứ. Nếu bạn biết thật thì quá tốt. Nhưng nếu giả bộ thì chỉ gây hậu quả tồi tệ về sau mà thôi. Những người xung quanh bạn cũng sẽ nhìn thấy được điều này và họ sẽ dần mất đi sự tôn trọng đối với bạn.

Tụi mình khuyên bạn hãy cứ mở lòng và trung thực trong toàn bộ thời gian làm việc ở đây. Nếu bạn không chắc chắn và cần sự giúp đỡ, hãy cứ nói lên cho mọi người biết. Sẽ chẳng ai biết tất cả mọi thứ cả.

Đôi khi, việc có thể nói “Tôi không biết nhưng tôi sẽ nghiên cứu về nó” lại là một việc rất dũng cảm. Có khả năng sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ giúp bạn biết thêm kiến thức hoặc đưa thêm tài liệu để bạn học thì sao?

Hãy công nhận kỹ năng và kinh nghiệm của đồng nghiệp và hãy coi mỗi khoảnh khắc “Tôi không biết” như một trải nghiệm để học hỏi. Hãy cởi mở và trung thực với chính mình, và hãy tìm cách hiểu và tin tưởng vào chính mình. Điều này sẽ giúp bạn phát triển nhanh hơn.

#4: Nhờ Giúp Đỡ Khi Gặp Vấn Đề

“Một kỹ sư giỏi là người biết giải quyết vấn đề, và vì vậy, một kỹ sư giỏi không bao giờ hỏi ai đó giúp đỡ” - câu này đúng hay sai?

SAI. RẤT SAI. Đây là một quan điểm độc hại. Một kỹ sư giỏi là người độc lập trong quá trình học hỏi, và dám hỏi để nhờ giúp đỡ đúng lúc.

Nhờ sự giúp đỡ khi cần là một điểm mạnh, đừng nhìn nó như điểm yếu!

Khi gặp vấn đề, hãy tạm gác bỏ lòng tự trọng sang một bên và nhớ rằng hoàn toàn bình thường nếu bạn cần sự giúp đỡ. Hãy tiếp cận đồng nghiệp để nhờ họ đưa ra ý kiến (một cơ hội hoàn hảo để kết nối với đồng nghiệp của bạn!). Điều này không chỉ tiết kiệm rất nhiều thời gian của bạn mà còn tiết kiệm thời gian của công ty, điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Hãy là một thành viên trung thực trong team!

Hy vọng những mẹo này sẽ giúp bạn có một ngày làm việc đầu tiên suôn sẻ và giúp bạn thích ứng nhanh chóng. Tất nhiên, những mẹo này cũng là những mẹo bạn nên thực hành trong suốt sự nghiệp của bạn, nhưng chúng rất quan trọng trong thời gian đầu để giúp bạn hòa nhập nhanh chóng.

Xem thêm những bí quyết khác cho sự nghiệp của bạn tại đây!

Related Articles