7 Cách Giúp Hồ Sơ LinkedIn Nổi Bật Hơn

|

Tôi đã phát triển cái này, tôi đã phát triển cái kia - Bạn được rất nhiều đồng nghiệp tôn trọng và ngưỡng mộ vì là một Kỹ Sư Phần Mềm (Software Engineer) có thể phát triển mọi thứ chỉ trong vài ngày. Bạn có kỹ năng vô cùng tốt và mong ước của bạn là sẽ được làm cho một trong những công ty công nghệ hàng đầu, đặc biệt là Thũng Lũng Silicon.

…Rồi sao nữa nhỉ? Chỉ mơ vậy thôi hay sao?

Sự thật khó nghe: Nếu người tuyển dụng ở những công ty đó không biết bạn giỏi đến mức nào, tất cả những kỹ năng và thành tựu (mà bạn đã làm việc chăm chỉ để đạt được) chỉ như hạt cát.

Gợi ý: LinkedIn không chỉ là nơi lưu trữ hồ sơ trực tuyến của bạn, đó còn là một mạng lưới đầy cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp của bạn. Để tận dụng LinkedIn hết công suất, bạn cần làm hồ sơ của mình thật nổi bật. Bạn phải làm cho bản thân ĐƯỢC CHÚ Ý.

LƯU Ý: Điều này không có nghĩa là một hồ sơ LinkedIn tốt có thể giúp bạn nhận được công việc mong ước tại bất kỳ công ty nào. Quan trọng nhất vẫn là kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Hãy coi hồ sơ LinkedIn như một công cụ mang tính quyết định và rất quan trọng để giao tiếp với Nhà Tuyển Dụng giai đoạn ban đầu. Vì nó giúp bạn ĐƯỢC CHÚ Ý!

1. Liệt Kê Tech Stack Của Bạn

Bạn nên cố gắng liệt kê tất cả các công nghệ được sử dụng trong quá trình làm việc CỦA BẠN (tech stack). Khi các nhà tuyển dụng tìm kiếm kỹ sư với tech stack tương tự, ví dụ như Javascript, khả năng lớn họ sẽ tìm kiếm bằng cách sử dụng từ khóa Javascript. Nếu từ khóa đó không được liệt kê ở bất kỳ đâu trong hồ sơ của bạn, bạn sẽ không hiển thị trên kết quả tìm kiếm (hiển nhiên).

Nhiều kỹ sư phần mềm dành rất nhiều thời gian để ghi vào các tính năng mà họ đã phát triển, nhưng họ bỏ lỡ điều quan trọng nhất — tech stack được sử dụng để tạo ra điều đó.

2. Tránh Liệt Kê Quá Nhiều

Một lỗi phổ biến khác là liệt kê TẤT CẢ các tech stack được sử dụng bởi công ty bạn, trong đó có một số không hề thuộc phạm vi làm việc của bạn. Bạn không bao giờ nên liệt kê tất cả các từ khóa — chỉ đặt tech stack LIÊN QUAN đến bạn thôi nhé (cụ thể những tech stack mà bạn đã dùng).

Nếu bạn là một kỹ sư back-end (Back-end engineer) sử dụng NodeJS để xây dựng hệ thống back-end, không cần phải liệt kê những tech stack front-end của công ty của bạn (ví dụ như ReactJS & ReduxJS) trong hồ sơ của bạn. Bạn không muốn cơ hội việc làm không liên quan tìm đến mình để tránh mất thời gian. Sự phù hợp mới là chìa khóa.

3. Nêu Rõ Ngữ Cảnh

Nhà tuyển dụng không thể đọc được tâm trí của bạn — họ không biết bạn sử dụng tech stack như thế nào. Nếu bạn không cung cấp NGỮ CẢNH về việc sử dụng tech stack của bạn, thông tin đó không có ý nghĩa gì đối với họ.

Ví dụ này đã cho thấy rằng nếu không cung cấp ngữ cảnh, không cách nào Nhà Tuyển Dụng có thể xác định được tech stack nào được sử dụng cho các tính năng tương ứng. Nếu một công ty làm về payments đang tìm kiếm người có kinh nghiệm xây dựng trang thanh toán bằng PHP, họ có thể có ngần ngại gửi tin nhắn tới bạn vì bạn không nêu rõ tính năng. Tại sao lại để thiếu sót như vậy làm mình mất một cơ hội tuyệt vời?

4. Liệt Kê Các Kết Quả Nổi Bật

Bạn đã giúp xây dựng hệ thống back-end, tuyệt vời. Bạn đã giúp dọn sạch code, tuyệt vời. Rồi sao nữa? Những việc này sẽ giúp doanh nghiệp bằng cách nào? Bạn phải suy nghĩ từ góc độ KẾT QUẢ: "Công việc của tôi đã tạo ra kết quả có sức ảnh hưởng thế nao?" Bằng cách nói rõ các kết quả, thành tựu, bạn có thể chỉ ra cách bạn đã đóng góp cho công ty một cách tích cực thế nào.

5. Ngắn Gọn, Nhưng Đầy Đủ Thông Tin

Có một tiêu chí là bạn phải rút gọn tất cả nội dung của bạn vào một trang. Dài hơn 1 trang thì đều bị coi là quá dài. Nhưng thực tế, cái đó chỉ áp dụng cho CV thôi. Đối với LinkedIn thì chỉ có một trang (nên lập luận ở trên không liên quan lắm). Điều mình rút ra sau khi xem nhiều hồ sơ đó là (áp dụng cho CV cũng vậy) là họ thường nhiều chữ nhưng thiếu thông tin.

“Succinct doesn’t mean short. It means a high ratio of ideas to words.” — Paul Graham

Một hồ sơ tốt nên là thứ mà một Nhà Tuyển Dụng có thể thu thập rất nhiều thông tin chỉ sau vài giây đọc. Bạn nên viết dưới dạng gạch đầu dòng. Cố gắng liệt kê những ý chính một cách ngắn gọn nhất. Nhớ loại bỏ những câu từ không cần thiết, đặc biệt là tính từ. Luôn có cách để trình bày nội dung một cách ngắn gọn. Hãy xem xét các ví dụ dưới đây:

6. Chia Sẻ Về Bản Thân Bạn

Phần Tóm lược là một phần quan trọng của hồ sơ cho phép nhà tuyển dụng hiểu nhanh về bạn, chứ không phải những gì bạn làm (nên nhắc đền trong phần Projects/Experience). Bạn nên dành phần này cho một số điểm sau:

  • Tóm lược về chuyên môn của bạn
  • Giá trị và Niềm tin của bạn
  • Đam mê của bạn
  • Những gì bạn đang tìm kiếm

Mặc dù điều này không đóng góp nhiều vào việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhưng nó sẽ tạo ra ấn tượng lớn đối với nhà tuyển dụng, nhất là những bên đề cao sự phù hợp văn hóa và tính cách.

7. Sử Dụng Các Tiêu Đề Chuẩn

Giới công nghệ thông tin, đặc biệt là những công ty lớn thường hướng đến một môi trường làm việc tươi trẻ, sáng tạo, giống như một sân chơi hơn là văn phòng. Việc này ảnh hưởng tới cả cách mọi người đặt tên cho vị trí của bản thân. Ví dụ, Software Engineer sẽ kiếm một tiêu đề chức danh gì đó ngầu ngầu như Coding Ninja. Nhưng chắc chắn khi Nhà Tuyển Dụng kiếm ứng viên trên LinkedIn, không ai sẽ kiếm chức danh Coding Ninja cả…

Vậy nên dù bạn có hướng tới một tính cách vui vẻ thoải mái thế nào, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng một chức danh chuẩn trên LinkedIn. Để làm gì? Để bản thân có thể hiện lên trong danh sách tìm kiếm.

Bên cạnh đó, đừng làm cho tiêu đề quá phức tạp. Nếu bạn là một Kỹ Sư Phần mềm (Software Engineer) làm việc với Java, bạn không cần viết Kỹ Sư Phần mềm (Java) hay Software Engineer (Java). Chỉ cần Kỹ Sư Phần mềm (Software Engineer) là đủ. Trên LinkedIn mọi thứ đều được phân mục rõ ràng - tech stack (hoặc bất kì kĩ năng, kinh nghiệm, sản phẩm) nào cũng không bao giờ nên xuất hiện trong tiêu đề/chức danh của bạn.

Cách Đo Lường Hiệu Quả Hồ Sơ LinkedIn Của Bạn

Sau khi tuân thủ các gợi ý trên, bạn sẽ nhận thấy một số cải thiện như sau:

Tăng lượng lượt xem hồ sơ: LinkedIn cung cấp một bản tóm lược hàng tuần về lượt xem trang cá nhân của bạn. Thậm chí còn phân chia nó thành thông tin chi tiết và thống kê.

Nhiều cơ hội việc làm phù hợp hơn: Với sự rõ ràng hơn về thành tựu của bạn, bạn có thể chắc chắn rằng hình ảnh cá nhân của bạn không chỉ được CẢI THIỆN mà còn CHÍNH XÁC hơn. Nếu làm đúng, bạn sẽ không nhận được lời mời làm việc cho iOS developer trong khi bạn thực sự đang phát triển ứng dụng cho Android…

Chúc bạn có một công việc mơ ước và đừng quên tối ưu hoá hồ sơ LinkedIn của mình nhé!

Mức Lương Không Như Mong Đợi?

Hãy nghiên cứu mức lương thị trường kĩ hơn. Xem thêm về mức lương chi tiết về ngành của bạn với dữ liệu đã được xác thực bằng payslips hoặc thư mời làm việc.

Tham gia cộng đồng ngày càng phát triển của hơn 800 nhân tài trong ngành công nghệ. Rất nhiều người đã và đang đóng góp dữ liệu để hướng tới tương lai với thông tin lương rõ ràng và giảm thiểu tình trạng mức lương không xứng đáng với năng lực ở Việt Nam.

Tìm hiểu thêm Bí Quyết Phát Triển Sự Nghiệp ở đây nha!

Related Articles