Đừng Im Lặng Khi Nhà Tuyển Dụng Từ Chối: Hãy Làm 3 Bước Sau

|

Mỗi khi nhận email từ chối sau phỏng vấn là mình lại thấy đau lòng. Từ khoảnh khắc hồi hộp khi đọc tiêu đề cho tới sự thất vọng chậm rãi sau đó, chưa bao giờ là một trải nghiệm dễ dàng với mình.

Nếu bạn cũng ở trong trường hợp như vậy, hãy cố gắng lên nha! Bài này mình sẽ nói về một số bí kíp giúp bạn trong vấn đề này. Từ đó bạn có thể đối mặt với việc bị từ chối sau phỏng vấn (không đỡ buồn hơn nhưng) chuyên nghiệp hơn.

Mình hiểu không có một lời nói hay bí kíp nào giúp bạn xoá bỏ được cảm giác thất vọng. Tuy nhiên, với một góc nhìn mới, có lẽ bạn sẽ có thể ứng xử một cách thông minh và duyên dáng khi đối mặt với việc bị từ chối. Thậm chí, bạn còn có thể có thêm một cơ hội để phát triển hơn trong sự nghiệp của mình.

Đừng Tự Trách Bản Thân: Từ Chối Là Một Phần Của Quá Trình

Nhận được một email kiểu “Chúng tôi rất tiếc nhưng …” sau cuộc phỏng vấn có thể cảm thấy như một “cú đấm”, đặc biệt trong trường hợp bạn kỳ vọng cao. Nhưng đừng tự trách bản thân! Đây là một cơ hội để bạn phát triển và học hỏi, không nên coi đó là dấu hiệu của thất bại.

Sự thật là, một vị trí trung bình nhận được 250 đơn ứng tuyển và chỉ có 2-3% ứng viên trung bình sẽ được phỏng vấn.

Chưa kể rằng số lần phỏng vấn trung bình trước khi nhận được offer làm việc là từ 10 đến 20 lần.

Ngoài ra, những khả năng này có thể xấu hơn đối với các vị trí có mức lương cao và cạnh tranh, như các vị trí Kỹ sư Phần mềm tại Binance có mức lương lên đến 130,000,000VND mỗi tháng!

Thay vào đó, hãy sử dụng thời điểm này để suy ngẫm về giá trị cốt lõi của bạn và cải thiện kỹ năng phỏng vấn cho các cuộc phỏng vấn tương lai. Khi thời gian trôi qua, kèm với chiến lược và cách thực hành đúng, bạn nhất định sẽ cải thiện cơ hội thành công của bản thân!

1. Bày Tỏ Sự Biết Ơn Vì Cơ Hội Đã Được Phỏng Vấn

Từ chối là một phần của cuộc sống, nhưng vẫn có một mặt tích cực dành cho bạn. Dù gì, bạn đã có cơ hội để tham gia phỏng vấn từ - điều đó đã rất đáng tự hào rồi! Hãy thử xem lại số liệu bên trên mà xem.

Vì vậy, đừng quên gửi lời cảm ơn tới người phỏng vấn vì đã dành thời gian của họ để gặp bạn và tìm hiểu thêm về bạn.

Bạn cũng có thể bao gồm bất kỳ chi tiết nào về trải nghiệm tích cực của bạn trong email cảm ơn - ví dụ, người phỏng vấn đã đưa ra thông tin rõ ràng thế nào, họ đã chuẩn bị kĩ như thế nào hoặc họ có thái độ tích cực.

Đây là cơ hội không chỉ để nhấn mạnh sự quan tâm của bạn đối với vị trí mà còn thể hiện phép lịch sự và lòng biết ơn.

Dưới đây là một đoạn trích về cách bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình:

"Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành về cơ hội được phỏng vấn cho vị trí [Chức vụ Công việc] tại [Tên Công Ty]. Mặc dù tôi rất tiếc khi nghe tin mình không được chọn cho vị trí này, nhưng tôi hiểu và tôn trọng quyết định của anh/chị. Tôi muốn tận dụng cơ hội này để cảm ơn anh/chị vì thời gian và công sức mà anh/chị và đội ngũ tuyển dụng dành cho quá trình phỏng vấn. Đối với tôi, đó là một trải nghiệm có giá trị và tôi thực sự đánh giá cao cơ hội để thể hiện kỹ năng và năng lực của mình."

2. Xin Phản Hồi từ Những Người Phỏng Vấn để Tự Cải Thiện

Nhận được lời mời từ chối chưa đủ đắng hay sao mà còn muốn hỏi thêm về feedback từ người phỏng vấn?

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc câu đó đúng không? Mình cũng từng nghĩ vậy nhưng thú thật thì bạn hoàn toàn có thể làm được và bước này thực tế quan trọng không kém.

Dưới đây là một đoạn trích về cách bạn có thể hỏi xin feedback:

"Mặc dù cảm thấy thất vọng, đối với tôi, mỗi cuộc phỏng vấn đều mang lại cơ hội để phát triển và tự cải thiện. Tôi thực sự muốn cải thiện kỹ năng và khả năng của mình. Tôi hy vọng có thêm thông tin để tự phát triển thêm nhằm tăng cơ hội của bản thân trong tương lai. Tôi sẽ rất biết ơn nếu anh/chị có thể cung cấp cho tôi một số thông tin, chi tiết cụ thể hoặc đề xuất có thể giúp tôi phát triển."

3. Yêu Cầu Giữ Liên Lạc và Được Xem Xét Cho Cơ Hội Trong Tương Lai

Bằng cách bày tỏ mong muốn của bạn về việc tiếp tục duy trì mối quan hệ, bạn đang tạo cơ hội cho chính bản thân trong tương lai. Ai biết được? Một vị trí tương tự khác có thể sẽ được tuyển sớm hơn bạn nghĩ.

Dưới đây là một đoạn trích về cách bạn có thể yêu cầu duy trì liên lạc:

"Bên cạnh đó, tôi muốn bày tỏ lòng quan tâm chân thành của mình đối với việc giữ liên lạc với [Tên Công Ty]. Tôi thực sự đề cao các giá trị và văn hóa của công ty, cũng như những đóng góp của công ty trong ngành. Nếu có bất kỳ cơ hội nào trong tương lai phù hợp với năng lực của tôi, tôi rất biết ơn nếu được xem xét cho các vị trí tương tự. Tôi thực sự tin rằng kỹ năng và kinh nghiệm của tôi có thể đóng góp tích cực cho đội ngũ tại [Tên Công Ty]."

Mẫu Email Phản Hồi cho Email Từ Chối

Kính gửi [Tên Người Phỏng Vấn],
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành về cơ hội được phỏng vấn cho vị trí [Chức vụ Công việc] tại [Tên Công Ty]. Mặc dù tôi rất tiếc khi nghe tin mình không được chọn cho vị trí này, nhưng tôi hiểu và tôn trọng quyết định của anh/chị.
Tôi muốn tận dụng cơ hội này để cảm ơn anh/chị vì thời gian và công sức mà anh/chị và đội ngũ tuyển dụng dành cho quá trình phỏng vấn. Đối với tôi, đó là một trải nghiệm có giá trị và tôi thực sự đánh giá cao cơ hội để thể hiện kỹ năng và năng lực của mình.
Mặc dù cảm thấy thất vọng, đối với tôi, mỗi cuộc phỏng vấn đều mang lại cơ hội để phát triển và tự cải thiện. Tôi thực sự muốn cải thiện kỹ năng và khả năng của mình. Tôi hy vọng có thêm thông tin để tự phát triển thêm nhằm tăng cơ hội của bản thân trong tương lai. Tôi sẽ rất biết ơn nếu anh/chị có thể cung cấp cho tôi một số thông tin, chi tiết cụ thể hoặc đề xuất có thể giúp tôi phát triển.
Bên cạnh đó, tôi muốn bày tỏ lòng quan tâm chân thành của mình đối với việc giữ liên lạc với [Tên Công Ty]. Tôi thực sự đề cao các giá trị và văn hóa của công ty, cũng như những đóng góp của công ty trong ngành. Nếu có bất kỳ cơ hội nào trong tương lai phù hợp với năng lực của tôi, tôi rất biết ơn nếu được xem xét cho các vị trí tương tự. Tôi thực sự tin rằng kỹ năng và kinh nghiệm của tôi có thể đóng góp tích cực cho đội ngũ tại [Tên Công Ty].
Một lần nữa, cảm ơn anh/chị vì đã xem xét tôi cho vị trí [Chức vụ Công Việc] và phản hồi mà anh/chị cung cấp. Tôi chúc bạn và toàn bộ đội ngũ tại [Tên Công Ty] tiếp tục thành công.
Chân thành,[Tên Của Bạn]

Đừng Từ Bỏ -  Tiếp Tục Nộp Đơn Ứng Tuyển Ở Những Nơi Khác

Cuối cùng thì đừng mãi chìm đắm trong nỗi buồn. Dành thời gian để cảm ơn và xem xét lại sau đó tiếp tục ứng tuyển cho những công việc khác! Hành trình kiếm việc của bạn có thể không theo kỳ vọng, nhưng luôn có lối đi khác nhau để bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình.

Khi đến với buổi phỏng vấn, biết đâu bạn đã có những kỹ năng quý báu từ những cuộc phỏng vấn trước.

Vậy tại sao không tận dụng những kinh nghiệm phỏng vấn này? Đây là cơ hội hoàn hảo để:

  • Xem xét lại sơ yếu lý lịch của bạn và xem xem có những điểm yếu nào bạn có thể cải thiện.
  • Ghi lại các câu hỏi bạn thấy khó khăn trong các cuộc phỏng vấn và nghiên cứu câu trả lời để lần tới chúng sẽ không gây khó khăn với bạn nữa.
  • Tận dụng mỗi trải nghiệm như một cơ hội để học hỏi và phát triển và trở nên nổi bật hơn trong tương lai.

Bạn sẽ luôn có cách để cải thiện và sẵn sàng đối điện với những khó khăn trong tương lai! Mình tin là vậy!

Bạn cũng có thể tăng cơ hội nhận cơ hội làm việc bằng cách nghiên cứu kỹ về cuộc phỏng vấn. Ví dụ, chúng mình đã chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn cho các công ty phổ biến như Bytedance.

Kết Luận

Hiếm có ai vui vẻ khi bị từ chối, nhưng ít nhất bạn đã có lòng dũng cảm để ứng tuyển và giờ đây bạn đã có thêm trải nghiệm. Lần tới khi bạn gặp tình huống tương tự, hãy sử dụng các mẹo trong bài viết này để đối mặt với việc bị từ chối một cách thông minh và khéo léo.

Nhớ rằng, chẳng có lời từ chối nào là tận cùng của thế giới. Dù bạn đang đối mặt với sự phản đổi hay không cảm thấy đó là công việc cho bạn, đừng tự trách bản thân. Thay vào đó, hãy xem việc từ chối như một cơ hội để khám phá các khả năng khác. Biết đâu, công việc mà bạn nghĩ là hoàn hảo có thể lại là một vị trí tốt hơn trong tương lai. Vì vậy, hãy giữ vững tinh thần và tiếp tục, bạn không bao giờ biết được những điều tuyệt vời nào đang chờ bạn!

Xem thêm những bí quyết khác cho sự nghiệp của bạn tại đây!

Related Articles